Lãi suất ngân hàng hạ nhiệt – Cơ hội đầu tư Bất Động Sản “nóng” trở lại

Ngân hàng Nhà nước chỉ bơm ra hơn 1.000 tỷ đồng trên kênh thị trường mở, giảm mạnh so với các phiên trước. Lãi vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng cũng sụt xuống dưới mức 5%/năm.

Thị trường trở nên “dễ thở” khi lãi suất ngân hàng hạ nhiệt

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất các kỳ hạn khác cũng hạ nhiệt rõ rệt. Trong phiên giao dịch hôm qua (28/7), lãi vay qua đêm trên thị trường ngân hàng chỉ còn 4,68%/năm, giảm đáng kể so với mức trên 5%/năm trước đó.  Quy mô giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm so với phiên trước nhưng vẫn đạt trên 240.000 tỷ đồng tất cả kỳ hạn.

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng hơn 1 nghìn tỷ đồng ra thị trường
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng hơn 1 nghìn tỷ đồng ra thị trường

Thống kê cho thấy, kể từ đầu tháng 10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm ra thêm hơn 116.126 tỷ đồng với kỳ hạn tăng dần từ 7 lên 14 và 28 ngày, lãi suất có xu hướng giảm từ 6,9% xuống còn phổ biến ở mức 5%/năm trong những ngày gần đây.

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước thông báo giảm lãi suất điều hành thêm 0,25% kể từ ngày 10/7 và yêu cầu các ngân hàng giảm 0,5% lãi suất cho vay ở một số lĩnh vực, đối tượng ưu tiên, nhiều nhà băng cũng đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay, như: LienVietPostBank giảm 0,25%, VPBank giảm từ 0,5 – 1%/năm, BIDV giảm lãi suất cho vay ngắn hạn VND với mức trần lãi suất 6,5%/năm…

Theo ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng nhanh lãi suất cùng với áp lực lạm phát trong nước gia tăng, Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho  tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.

Các động thái này cho thấy, NHNN đang tăng cường thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong bối cảnh tăng trưởng cho vay tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm, trong khi tăng trưởng huy động ở mức thấp hơn nhiều. NHNN kiên định với mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14% trong năm 2022.

Lãi suất ngân hàng hạ nhiệt thúc đẩy thị trường đầu tư Bất Động Sản tăng cao

Nhận định về diễn biến thị trường hiện nay, chuyên gia kinh Nguyễn Quang Trực cho rằng, thị trường sẽ chưa thấy có dấu hiệu dịch chuyển dòng tiền gửi từ ngân hàng vào lĩnh vực khác như bất động sản, chứng khoán. Bởi, lãi suất Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh có 2 loại, lãi suất điều hành không ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất huy động của người dân. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ dưới 6 tháng, giảm từ 4,75%/năm xuống còn 4,25%/năm. Điều này khiến tiền gửi trong hạn này bị ảnh hưởng, nhưng không nhiều.

Ông Trương Bảo Tín, Giám đốc Công ty CP Bất động sản Real Land Việt Nam cho rằng, để kích cầu thị trường bất động sản hiện nay vấn đề quan trọng không nằm ở lãi suất mà nằm ở room tín dụng.

“Room tín dụng bị thắt chặt từ đầu năm 2019 nên ảnh hưởng đến thị trường. Vì thế, nới room tín dụng thì thị trường bất động sản mới có sức bật. Để kích cầu thị trường bất động sản, các chủ đầu tư cần phải kích cầu bằng các gói hỗ trợ lãi suất 0% hoặc các chương trình khuyến mãi với người mua nhà. Từ nay đến cuối năm, room tín dụng dành cho bất động sản được nới thêm thì dòng tiền chảy vào bất động sản sẽ tăng, thị trường bất động sản sẽ tăng trưởng mạnh”.

Ngân hàng Nhà nước bơm mạnh tiền từ đầu tháng 10
Ngân hàng Nhà nước bơm mạnh tiền từ đầu tháng 10

Lý do nữa là các kênh đầu tư khác đều chênh vênh và mức độ đảm bảo không cao, chứng khoán dù lên điểm nhưng không có sự ổn định vì còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Bất động sản đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực khi hưởng lợi từ việc giả, lãi suất từ ngân hàng.

Theo ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng nhanh lãi suất cùng với áp lực lạm phát trong nước gia tăng, Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho  tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.