“Làm sao để mò kim đáy bể”, nữ ứng viên cau mày vài giây rồi trả lời quá thuyết phục, được nhận đi làm luôn

Nói đến 2 chữ “phỏng vấn”, không ít sinh viên mới tốt nghiệp đều sợ toát mồ hôi. Không chỉ hỏi về trình độ, kinh nghiệm làm việc, phía nhà tuyển dụng còn thích đặt ra nhiều câu hỏi oái oăm để thử thách EQ, sự phản xạ của ứng viên. Nếu chỉ có kinh nghiệm làm việc mà không có khả năng ứng xử tốt, bạn sẽ khó xin việc được ở những tập đoàn lớn, những nơi đề cao văn hóa nội bộ.

Cô gái Hạ Tử Du (Trung Quốc) vừa mới tốt nghiệp đại học vào tháng 6 năm nay. Mới đây, Hạ Tử Du nộp đơn ứng tuyển vị trí thư ký giám đốc của một công ty. Đây là vị trí có mức lương khá tốt và cũng đòi hỏi nhiều tiêu chí, từ ngoại hình đến kinh nghiệm làm việc. Dù kinh nghiệm làm việc chưa nhiều nhưng Hạ Tử Du lại may mắn được gọi đi phỏng vấn.

Cô gái trẻ đã lên các hội nhóm mạng xã hội, tham khảo kinh nghiệm phỏng vấn của rất nhiều “tiền bối” để tổng hợp kinh nghiệm cho bản thân. Hạ Tử Du cũng tự giả lập các tình huống phỏng vấn, để bản thân có sự chuẩn bị chu đáo nhất. Tuy nhiên, cô gái trẻ vẫn không ngờ, mình lại nhận được câu hỏi oái oăm đến như vậy!

Cụ thể trong buổi phỏng vấn hôm đó, sau khi hỏi các ứng viên một lượt về kinh nghiệm làm việc, người sếp nam bỗng đưa ra một câu hỏi khá kỳ quặc:

“Nếu tôi đánh rơi một cây kim xuống biển, làm sao để nhặt lại? Các bạn nghĩ ra cách gì giúp tôi được không?”.

Sếp hỏi câu oái oăm: Làm sao để mò kim đáy bể, nữ ứng viên cau mày vài giây rồi trả lời quá thuyết phục, được nhận đi làm luôn - Ảnh 1.

Câu hỏi này khiến cả 3 ứng viên trong buổi phỏng vấn đều sững sờ. Có người còn bất giác đưa tay lên gãi đầu, tỏ rõ sự lo lắng. Với ứng viên thứ nhất, người này ngập ngừng: “Có thể dùng nam châm được không? Nam châm sẽ hút cây kim”. Người sếp nghe xong bật cười: “Nhưng nếu không có nam châm thì sao?”. Bị hỏi vặn lại, ứng viên đầu tiên cười gượng gạo, không biết phải trả lời ra sao.

Đến lượt ứng viên thứ 2, cô này cho biết: “Tôi từng nghe đến câu nói: “Mò kim đáy bể”, ý chỉ những việc gian nan, khó nhọc và hầu như không có hi vọng thành công. Vậy nên tôi nghĩ, việc tìm một chiếc kim thêu ở biển là điều không thể”. Vị sếp nghe xong chỉ gật đầu, không nói thêm câu nào.

Tới lượt Hạ Tử Du, cô cau mày vài giây, cố gắng nghĩ đến những câu trả lời mà phía tuyển dụng thực sự mong muốn. Đó chắc chắn không phải chỉ là những đáp án “Có thể, không thể” đơn giản. Suy nghĩ trong một khoảng thời gian ngắn, Hạ Tử Du cố kìm nén sự run rẩy vì lo lắng và dứt khoát đưa ra câu trả lời:

“Tôi nghĩ không việc gì phải tốn sức mò cây kim. Dù sao thì cây kim cũng chỉ là vật dụng hàng ngày và không có công dụng gì đặc biệt. Nó hoàn toàn có thể thay thế được. Thay vì mò kim đáy bể, chúng ta ra chợ mua cái khác còn hơn.

Bởi vì sức người có hạn, nếu dành quá nhiều thời gian để làm một điều nhỏ nhặt vô nghĩa thì nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Công việc cũng vậy, bạn không cần vì một chút sai sót nhỏ nào mà ảnh hưởng đến khối lượng công việc còn lại của mình”. 

Sau khi nghe xong câu trả lời của Hạ Tử Du, vị sếp nam cuối cùng gật gù, mỉm cười và dành lời ngợi khen cho cậu trả lời cực kỳ thông minh này. Thực chất, đây là một câu hỏi mẹo theo hướng gợi mở, thử thách khả năng xử lý công việc của ứng viên. Hạ Tử Duy đã cho thấy sự khéo léo và cách suy nghĩ nhạy bén của mình. Cũng vì vậy, cô gái trẻ đã vượt qua 2 ứng viên còn lại, thành công nhận được việc làm.

https://afamily.vn/sep-hoi-cau-oai-oam-lam-sao-de-mo-kim-day-be-nu-ung-vien-cau-may-vai-giay-roi-tra-loi-qua-thuyet-phuc-duoc-nhan-di-lam-luon-20211218015330359.chn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *